Tin tức hot trong ngày - Tri thức trực tuyến

M

Thế giới ngày 26/7: Trump hoãn họp thượng đỉnh lần hai với Putin.

Mỹ nói Triều Tiên tiếp tục sản xuất nhiên liệu cho bom hạt nhân; Trump hoãn kế hoạch gặp Putin đến năm 2019; ngôi sao của Trump trên Đại lộ Danh vọng bị phá hoại.

  • Trump hoãn họp thượng đỉnh lần hai với Putin
    5b58c963dda4c8fe478b457e-8056-1532561344
    Trump (trái) họp báo với Putin tại Phần Lan ngày 16/7. Ảnh: Reuters.
    Sau hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki, Phần Lan ngày 16/7, Trump yêu cầu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton mời Putin đến Washington vào mùa thu năm 2018. Tuy nhiên, ngày 25/7, Tổng thống Mỹ đã quyết định hoãn kế hoạch này cho đến năm 2019.
    "Tổng thống tin rằng cuộc họp song phương tiếp theo với Tổng thống Putin nên diễn ra sau khi 'cuộc săn phù thủy' Nga kết thúc, vì vậy, chúng tôi đồng ý rằng nó sẽ diễn ra một năm sau cuộc họp đầu tiên", Bolton nói. Trump thường dùng cụm từ "săn phù thủy" để nói về cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
      
  • Mỹ nói Triều Tiên tiếp tục sản xuất nhiên liệu cho bom hạt nhân
    063-1005311166-4998-1532562238.jpg
    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 25/7 điều trần trước ủy ban của thượng viện. Ảnh: AFP.
    Trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, khi được hỏi có phải Triều Tiên vẫn sản xuất nhiên liệu bom hạt nhân hay không, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trả lời: "Đúng vậy. Họ tiếp tục sản xuất vật liệu phân hạch".
    Trump ngày 12/6 gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore. Ông Kim đã tái cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử, Trump viết trên Twitter rằng "không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên", nhưng ông phải đối mặt với những lời chỉ trích về việc thiếu tiến bộ rõ ràng trong vấn đề phi hạt nhân hóa.
    Pompeo khẳng định mối đe dọa từ Triều Tiên vẫn tồn tại và giải thích ý của Trump là "căng thẳng đã giảm đi đáng kể". Ông nhấn mạnh "đang có tiến bộ" giữa hai bên và Washington sẽ không để các cuộc đàm phán hạt nhân với Bình Nhưỡng kéo dài mà không có kết quả.
  • Ngôi sao của Trump trên Đại lộ Danh vọng bị phá hoại
    063-1005193978-4299-1532563006.jpg
    Ngôi sao bị một thanh niên phá hoại bằng cuốc chim. Ảnh: AFP.
    Cảnh sát Los Angeles cho biết Austin Clay, 24 tuổi, đã dùng cuốc chim đập phá ngôi sao của Trump trên Đại lộ Danh vọng vào sáng 25/7. Clay bị bắt với cáo buộc phá hoại, anh ta không cho biết động cơ hàng động.
    Ngôi sao của Trump từng nhiều lần trở thành mục tiêu "xả giận" của những người bất mãn trước các phát ngôn và chính sách của ông. Một nghệ sĩ đường phố đã xây dựng một bức tường bao quanh ngôi sao vào tháng 7/2016. Cảnh sát Los Angeles tháng 10/2016 bắt giữ một người đàn ông phá hoại nó bằng bằng búa và cuốc chim.
  • Trùm tội phạm vượt ngục bằng trực thăng tiếp tục trốn thoát cảnh sát
    wPl0iU-BRb2bNHj5bv4-lIrSMxI-31-8748-4733
    Redoine Faid trong phiên tòa năm 2001. Ảnh: Le Parisien.
    Cảnh sát tuần tra ngày 24/7 gặp Redoine Faid và đồng bọn trong khi đi kiểm tra một chiếc xe đáng đỗ gần trạm xăng ở Piscop, ngoại ô Paris. Khi họ tiến lại gần, chiếc xe phóng vút đi, dẫn đến một cuộc truy đuổi.
    Cảnh sát sau đó tìm thấy chiếc xe trong một bãi đỗ xe ngầm tại trung tâm mua sắm ở Sarcelles. Họ phát hiện 6 gói thuốc nổ và biển số xe giả trong cốp. Faid và đồng bọn được cho là đã tẩu thoát bằng cầu thang.
    Redoine Faid, 46 tuổi, ngày 1/7 trốn khỏi nhà tù ở Reau thuộc khu ngoại ô phía đông nam thủ đô Paris bằng trực thăng, với sự trợ giúp của đồng bọn. Faid bị tuyên án 25 năm tù vì chủ mưu vụ cướp có vũ trang hồi tháng 5/2010 khiến một nữ cảnh sát thiệt mạng. Hồi năm 2013, y cũng trốn thoát khỏi một nhà tù được canh phòng cẩn mật nhờ sử dụng thuốc nổ phá cửa nhưng bị bắt lại 6 tuần sau.
  • Tù nhân chết vì nắng nóng ở Nhật
    2018-07-25T123409Z-1-LYNXMPEE6-4749-6777
    Một phụ nữ trên đường phố Tokyo ngày 24/7. Ảnh: Reuters.
    Tây Nhật Bản đang trải qua đợt nắng lóng kỷ lục. Nhiệt độ ở các thành phố Yamaguchi và Akiotacho lần lượt là 38,8 độ C và 38,6 C vào chiều hôm qua. Tại Miyoshi, một tù nhân ngoài 40 tuổi chết sau một cơn sốc nhiệt ngày 24/7. Nhiệt độ trên sàn buồng giam là 34 độ C. Căn phòng không có máy lạnh.
    "Thật là đáng tiếc khi một tù nhân mất mạng", Kiyoshi Kageyama, người đứng đầu nhà tù, nói. "Chúng tôi sẽ làm hết sức mình trong việc duy trì sức khỏe cho tù nhân".
  • Nhật tử hình thêm hai thành viên giáo phái tấn công chất độc thần kinh
    anh-1-4946-1530837362-5555-1532565880.jp
    Shoko Asahara, trùm giáo phái Aum Shinrikyo. Ảnh: Reuters.
    Nhật Bản hôm nay từ hình thêm hai thành viên của giáo phái Aum Shinrikyo đã gây ra vụ tấn công khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo vào năm 1995 khiến 13 người chết. Trước đó, trùm giáo phái Shoko Asahara, 63 tuổi, tên thật là Chizuo Matsumoto cùng 6 thành viên khác đã bị treo cổ ngày 6/7. Hiện còn 4 tử tù chưa thi hành án.
    Aum Shinrikyo có nghĩa là "sự thực tối thượng", được Asahara, một giáo viên yoga gần như mù lòa, thành lập năm 1984. Các công tố viên cho biết Asahara nói với những người theo giáo phái Aum rằng ông ta là hiện thân của Shiva, vị thần của sự hủy diệt và tái sinh trong đạo Hindu và kêu gọi họ giao phó bản thân, tài sản và cuộc sống cho ông ta. Sau khi Asahara và 24 thành viên Aum thất bại trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 1990, y bắt đầu lên kế hoạch giết người hàng loạt để trả thù.

Hôm nay diễn ra Hội nghị cán bộ toàn quốc, quán triệt Nghị quyết T.Ư 7

Hội nghị Trung ương 7 đã thông qua 3 Nghị quyết quan trọng về công tác cán bộ, cải cách chính sách tiền lương và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Hôm nay (29/6), Ban Bí thư Trung ương Đảng sẽ tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai các Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII của Đảng. Hội nghị Trung ương 7 đã thông qua 3 Nghị quyết quan trọng về công tác cán bộ, cải cách chính sách tiền lương và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
hom nay dien ra hoi nghi can bo toan quoc quan triet nghi quyet tw7 hinh 1
Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thông qua 3 Nghị quyết quan trọng
Ngày 19/5/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Nghị quyết đặt ra mục tiêu tổng quát: Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. 
Tiếp đó, ngày 21/5/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Mục tiêu đặt ra là xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. 
Ngày 23/5/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Nghị quyết về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hướng đến mục tiêu để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch./.

Tổng Bí thư chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng

Sáng nay (25/6), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị toàn quốc công tác phòng, chống tham nhũng.

Hội nghị có sự tham dự của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và 400 đại biểu là người đứng đầu các cơ quan Trung ương, Bí thư và Trưởng ban Nội chính các Tỉnh ủy, Thành ủy.
Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng cho biết, hội nghị toàn quốc lần này không chỉ đánh giá kết quả từ Đại hội XII đến nay, phương hướng đến cuối nhiệm kỳ, mà còn có ý nghĩa sâu xa hơn là nhìn lại 5 năm kể từ thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nhìn lại những khó khăn, hạn chế, khuyết điểm, cho thêm những bài học kinh nghiệm để tới đây không chỉ tiếp tục duy trì mà phải đẩy mạnh cuộc chiến chống giặc nội xâm này đang ở giai đoạn hết sức quan trọng quyết liệt.
00:01:20
Trong báo cáo tổng kết, đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh trong hơn 2 năm qua, công tác phòng chống tham nhũng đạt được nhiều kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội.
Cụ thể, nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành vừa để phòng ngừa, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, vừa là căn cứ để phát hiện, xử lý sai phạm tham nhũng. Gắn phòng chống tham nhũng với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự, kỷ luật nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng vi phạm, cả đương chức và nghỉ hưu, cả cán bộ cao cấp.
Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, được điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.
Ngay trong sáng nay, đã có 10 đại biểu nêu lên những kết quả cũng như hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng để đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ giải pháp tới đây.
Chiều nay, hội nghị tiếp tục làm việc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có bài phát biểu kết luận quan trọng.

Số phận pháp lý của ông Trầm Bê hiện ra sao?

Sau hơn 3 tháng điều tra bổ sung, VKSND Tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố ông Trầm Bê, Phạm Công Danh... trong đại án thất thoát hơn 6.100 tỷ đồng.

TAND TP HCM vừa nhận được hồ sơ và tài liệu điều tra bổ sung từ VKSND Tối cao về vụ án ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) và 44 đồng phạm bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Động thái này được Viện đưa ra sau hơn 3 tháng điều tra bổ sung theo yêu cầu của toà, trong lần xét xử sơ thẩm kéo dài một tháng hồi đầu năm.
Theo cáo buộc, quá trình điều hành VNCB, do cần tiền để trả nợ, tăng vốn điều lệ, duy trì hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng… ông Danh chỉ đạo Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB) và các bị cáo dưới quyền dùng tiền của VNCB đảm bảo 29 lượt công ty do Danh thành lập, vay hơn 6.100 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank. Đến hạn trả các công ty này không có tiền nên 3 ngân hàng đã thu hồi nợ bằng tiền của VNCB trong ngân hàng mình.
Việc này khiến VNCB thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng. Trong đó, ông Trầm Bê bị cáo buộc giúp ông Danh rút trái phép 1.800 tỷ đồng, nhóm bị cáo thuộc Ngân hàng BIDV gián tiếp gây thiệt hại cho VNCB 2.550 tỷ đồng, số thiệt hại còn lại do người của TPBank giúp sức ông Danh gây ra.
Ông Trầm Bê trong lần ra toà hồi tháng 2. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ông Trầm Bê trong lần ra toà hồi tháng 2. Ảnh: Thành Nguyễn.
Căn cứ buộc tội các cựu cán bộ ngân hàng
Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo nguyên là cán bộ tại BIDV, TPBank khẳng định không quen biết Phạm Công Danh; không biết các công ty là "sân sau" của ông Danh; không biết mục đích vay là chuyển tiền về cho ông Danh sử dụng…
Về vấn đề này, VKSND Tối cao khẳng định, dù những người này không tiếp xúc hoặc nhận chỉ đạo từ Phạm Công Danh nhưng khi thực hiện cho vay, chuyển tiền, đã cố ý bỏ qua các quy định bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.
Việc này dẫn đến không thu hồi được tiền đã cho vay từ phương án kinh doanh, trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký với các doanh nghiệp, mà phải thu nợ bằng tiền gửi của VNCB. Đồng thời, sai phạm của các cựu cán bộ ngân hàng đã tiếp tay cho ông Danh sử dụng tiền của VNCB vào các mục đích trái pháp luật.
Vì sao ông Trầm Bê, Phan Huy Khang bị buộc tội?
Trong quyết định trả hồ sơ, TAND TP HCM yêu cầu làm rõ việc ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank), Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Sacombank) cho rằng họ cho vay cũng giống như lãnh đạo TPBank, BIDV nhưng chỉ có họ bị truy tố.
Hai ông này thừa nhận có gặp ông Danh để bàn bạc cho vay, song việc cho vay là đúng quy định của pháp luật; những sai sót là vấn đề nghiệp vụ của cấp dưới, các bị cáo chỉ phê duyệt chủ trương và không biết mục đích thật sự của ông Danh khi giới thiệu các công ty vay tiền.
Về vấn đề này, VKSND Tối cao cho rằng, ông Khang và Trầm Bê đã bàn bạc, thống nhất cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng. Họ biết rõ ông Danh là Chủ tịch VNCB và là đối tượng không được phép dùng tiền của chính VNCB để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho mình. Các bị cáo đã giúp sức tích cực cho ông Phạm Công Danh vay tiền sử dụng và gây thiệt hại trực tiếp cho VNCB nên phải chịu trách nhiệm hình sự.
Về việc ông Trầm Bê so bì "vì sao không xử lý lãnh đạo TPBank và BIDV", VKSND Tối cao lý giải, nhóm lãnh đạo TPBank đã bị truy cứu là ông Đinh Việt Cường và bà Đặng Thị Bích Thủy (Giám đốc và Phó Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp). Riêng ở BIDV, những lãnh đạo ngân hàng có sai phạm nhưng không đủ căn cứ đồng phạm với ông Danh nên đề nghị tòa xem xét trong quá trình xét xử.
Ông Danh và cấp dưới Phan Thành Mai. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ông Danh và cấp dưới Phan Thành Mai. Ảnh: Thành Nguyễn.
Thu hồi hơn 6.100 tỷ của 3 ngân hàng 'là có căn cứ'
Quá trình xét xử sơ thẩm lần một, đại diện VKSND TP HCM yêu cầu thu hồi 6.126 tỷ đồng từ Sacombank, BIDV và TPBank vì cho là tang vật vụ án. Còn Hiệp hội Ngân hàng yêu cầu không thu hồi số tiền này.
Tuy nhiên, VKSND Tối cao khẳng định "việc thu hồi tiền là có căn cứ, đúng pháp luật".
Không xác định được 4.500 tỷ đồng đi đâu
Về quan điểm của bị cáo Danh cho rằng các cơ quan tố tụng phải xem xét 4.500 tỷ đồng vay được chuyển vào VNCB để nâng vốn điều lệ và đề nghị trả lại số tiền này.
Theo Viện, kết quả điều tra cho thấy số tiền trên đã hoà vào dòng tiền chung của VNCB, không thể xác định đã sử dụng cho mục đích gì. Đến ngày 26/7/2014 (ngày khởi tố vụ án) nó không còn trên tài khoản của VNCB cũng như CB.
Đối với hành vi của ông Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh), quá trình điều tra Bộ Công an áp dụng quy định có lợi, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật nên không xem xét xử lý hình sự. Do Bộ Công an không đề nghị truy tố nên VKSND Tối cao đang tiếp tục xem xét, đánh giá hành vi, áp dụng pháp luật và nếu có căn cứu sẽ đề nghị xử lý sau. Đồng thời, quá trình xét xử công khai tại tòa nếu có đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội thì yêu cầu HĐXX quyết định.
Từ những nhận định này, VKSND Tối cao giữ nguyên quan điểm truy tố đối với ông Phạm Công Danh và 45 đồng phạm. Hiện, TAND TP HCM chưa lên lịch xét xử lại vụ án.

Bắc Ninh không đánh đổi môi trường lấy kinh tế

Với tinh thần không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, Bắc Ninh cần hết sức quan tâm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, khí thải…

Chiều 22/6, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Ninh. Phát biểu tại buổi kiểm tra Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chuyển lời Thủ tướng khen tỉnh Bắc Ninh có tốc độ phát triển tốt, nhất là trong 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17%. 
Đặc biệt, Bắc Ninh đã có nhiều sáng tạo, đổi mới, như việc thành lập Trung tâm Hành chính công cũng là loại bỏ các quyền lợi cục bộ của các đơn vị. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nêu lên 4 vấn đề mà Thủ tướng lưu ý với tỉnh Bắc Ninh. Đó là: Với tinh thần không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, Bắc Ninh cần hết sức quan tâm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, khí thải. Bên cạnh đó, tỉnh cần lưu ý quan tâm tới giải quyết tranh chấp đất đai, nhất là trong việc phát triển đô thị thông minh và thành phố đô thị trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng cũng lưu ý tỉnh Bắc Ninh cần quan tâm tới việc giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân, các vụ việc phức tạp, đông người. Bắc Ninh cần chú trọng tới việc đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, các vấn đề nhà ở, đời sống công nhân với 291.000 lao động tại các khu công nghiệp, nếu không làm tốt thì dễ xảy ra các vụ việc phức tạp, ảnh hưởng chung tới cả nước bởi Bắc Ninh đang chiếm tỉ lệ rất lớn về hàng xuất khẩu so với cả nước.

Hà Nội vào cuộc xử lý tranh chấp chung cư

Cơ quan quản lý nhấn mạnh những chủ đầu tư để tranh chấp kéo dài sẽ không được xem xét đầu tư các dự án mới. 


UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng nhà chung cư thương mại và chung cư tái định cư trên địa bàn thành phố.
Với các chung cư thương mại chưa thành lập ban quản trị, không có kinh phí bảo trì..., UBND các quận, huyện phải kiểm tra, đôn đốc xử lý. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng yêu cầu các địa phương xây dựng phương án và tổ chức thực hiện đối với các chung cư chưa đủ điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư (có thể do chưa đủ hộ dân, số người tham dự không đạt tỷ lệ...). Những nội dung này cần phải báo cáo Sở Xây dựng để cơ quan này kiểm tra, hướng dẫn. 
Với tất cả những trường hợp này, lãnh đạo thành phố yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, huyện tổng hợp, xử lý theo quy định, đồng thời lập danh sách theo dõi để báo cáo UBND thành phố xem xét năng lực nhà đầu tư khi giải quyết đề xuất đầu tư các dự án khác. Lãnh đạo thành phố cũng nêu rõ, Sở Tài nguyên & Môi trường không được đề xuất giới thiệu địa điểm cho các nhà đầu tư có tên trong danh sách theo dõi nói trên. 
Trong khi đó, theo UBND thành phố, các chủ đầu tư phải thực hiện phần trách nhiệm đã được pháp luật quy định và các nội dung trên phải hoàn thành trong quý III. 
UBND thành phố cũng giao Sở Xây dựng tổ chức hội nghi tập huấn quy định của pháp luật, hồ sơ, trình tự, thủ tục bàn giao hồ sơ nhà chung cư, bàn giao kinh phí bảo trì, công tác quản lý vận hành, xác định và bàn giao diện tích sở hữu chung theo quy định cho các ban quản trị nhà chung cư đã được thành lập tại từng quận, huyện. Công tác này phải hoàn thành trong quý III.
Việc tập huấn cho các ban quản trị của các tòa nhà còn lại, Sở Xây dựng phải hoàn thành trước tháng 11, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn UBND các quận, huyện trong việc triển khai biện pháp xử lý với các trường hợp chậm triển khai.
UBND thành phố cũng giao UBND các quận, huyện triển khai việc kiểm tra, quản lý về phòng cháy chữa cháy. 
"Yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung trên, trước hết là xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy cụ thể cho các toà nhà không thể khắc phục do liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hoàn thành trước tháng 9. Các nội dung khác phải hoàn thành trong quý III", văn bản nhấn mạnh. 
Cơ quan này cũng chỉ đạo các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy khi giải quyết các hồ sơ có liên quan đến đầu tư xây dựng công trình cao tầng phải kiểm tra, làm rõ vấn đề kết nối giao thông và khả năng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của đường giao thông phục vụ chữa cháy, thẩm duyệt chặt chẽ các giải pháp, thiết kế về phòng cháy chữa cháy trước khi cho phép chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo. 
Trước đó, Theo Bộ Xây dựng hiện có 215 dự án xảy ra khiếu nại, gần một nửa xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân hoặc giữa các chủ thể liên quan trong phạm vi dự án. Tranh chấp về phần diện tích sở hữu chung, sở hữu riêng: nhà để xe, phòng sinh hoạt cộng đồng, các diện tích kinh doanh cho thuê… là một trong những tranh chấp gay gắt thời gian qua.

Bình luận

Most Popular