Tin tức hot trong ngày - Tri thức trực tuyến

M

Bà mẹ cùng bạn trai bạo hành con đến chết, rồi dựng hiện trường giả trên xe bus

Cặp đôi người Anh, Jeffrey Baker, 52 tuổi và Rosalin Baker, 25 tuổi, ngày hôm qua đã được miễn tội danh mưu sát khi để con gái nhỏ 16 tháng tuổi tử vong. Tuy nhiên, cảnh sát đang truy cứu tội danh bạo hành trẻ em khi bé gái Imani 16 tháng tuổi có dấu hiệu bị bạo hành vài ngày trước khi qua đời.
Những bức hình chụp lại từ camera giám sát của một cửa hàng tạp hóa cho thấy Baker đã ghé qua đây trước khi lên xe bus dựng hiện trường giả. Lúc này, có thể bé gái đã thiệt mạng khi bà mẹ dùng khăn để che đầu con gái lại.
Kết quả hình ảnh cho bạo hành trẻ em đến chết
Sau đó, camera trên một chiếc xe bus đã ghi lại được cảnh Wiltshire hôn Baker trước khi ra dấu hiệu chúc may mắn trong lúc bà mẹ 25 tuổi bước lên một chiếc xe bus tại London để thực hiện hiện trường giả.
Baker ngồi nhắn tin và nói chuyện điện thoại một lúc trước khi nhìn xuống cô con gái mình. Lúc này, bà mẹ trẻ mới giả vờ hốt hoảng, gọi một người phụ nữ đứng gần đó tới giúp. Lúc này, Imani đã ngừng thở và khuôn mặt lạnh ngắt. 
Bạo hành con đến chết, bà mẹ cùng bạn trai lập kế hoạch dựng hiện trường giả trên xe bus - Ảnh 2.
Nữ hành khách hoảng sợ bế đứa bé lên trước khi một người phụ nữ khác, cô Viviana Caidedo gọi xe cứu thương và cố gắng thực hiện hô hấp nhân tạo. Trong suốt thời gian đó, Baker chỉ ngồi nhìn, nghịch điện thoại và để mặc các hành khách giúp đỡ con mình. Khi xe bus dừng lại, bé gái 16 tháng tuổi Imani đã được đưa ngay tới bệnh viện Đa Khoa Newham.
Giám định y khoa cho thấy phần hộp sọ của Imani có dấu hiệu tổn thương cùng với hơn 40 vết bầm dập khác trên cơ thể. Các bác sĩ cho biết Imani đã qua đời từ trước khi nhập viện.
Trong phiên tòa xét xử, Baker đã đổ lỗi cho người bạn trai vũ phu và thích kiểm soát cảu mình. Baker cho biết chính hắn ta đã bắt cô phải mang con lên xe bus để tiến hành hiện trường giả như vậy.
Hiện tại, cảnh sát vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Bạo hành con đến chết, bà mẹ cùng bạn trai lập kế hoạch dựng hiện trường giả trên xe bus - Ảnh 3.

Báo động bạo lực học đường... kiểu mới

Không “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, bạo lực học đường giờ đây xuất hiện dưới hình thức xúc phạm, lăng mạ trên mạng xã hội gây tổn thương cho học sinh đang độ tuổi nhạy cảm.
Em K.D. (học sinh lớp 11 một trường THPT trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) được bạn chụp hình rồi đưa lên mạng xã hội để bông đùa. Ban đầu chỉ là những lời trêu chọc, bình phẩm cho vui, sau dần biến thành những lời nói xấu, thóa mạ nhau trên facebook.
Chán nản, xấu hổ, D. xin nghỉ học và tránh mặt bạn bè. Từ một cô bé xinh xắn, vui đùa hiếu động, em trở thành người lầm lì ít nói, học hành sa sút. Thầy cô và gia đình đã đưa em đến bác sĩ tâm lý để giúp em vượt qua khó khăn.
Bao dong bao luc hoc duong... kieu moi hinh anh 1
Mạng xã hội có nhiều tiện ích nhưng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nếu sử dụng với mục đích không tốt. Ảnh: Báo Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Đình Hòa, giáo viên Văn, trường THPT Trần Phú, cho biết, thầy từng chủ nhiệm nhiều lứa học trò và gặp nhiều trường hợp như thế. Đơn cử cách đây vài năm, lớp thầy chủ nhiệm có hai học sinh mới chuyển từ lớp khác sang.
Trong hai học sinh ấy, một em học rất khá và thường phát biểu bài cũng như tích cực xung phong trong mọi hoạt động. Cũng vì thế, em bị các bạn trong lớp... ghét, dèm pha, nói là “chơi nổi”, “chơi trội”.
Từ những câu nói móc máy ngoài đời đến những bình luận cạnh khóe trên Facebook khiến em cứ cúi mặt ủ rũ không dám chơi với bạn và có biểu hiện trầm cảm.
Thầy Hòa phải động viên em này rất nhiều, đồng thời nói chuyện với học sinh trong lớp để tìm hiểu vấn đề nhằm khuyên răn và kết nối các em hiểu nhau hơn.
“Nếu đánh nhau thì dễ phát hiện hành vi bạo lực và có thể được ngăn chặn kịp thời. Còn bạo lực thông qua việc trêu chọc, lăng mạ thì nguy hiểm hơn nhiều bởi nó ngấm ngầm, ảnh hưởng nặng nề về tinh thần và khó phát hiện ngay được. Nếu không có sự can thiệp kịp thời từ phía gia đình, nhà trường thì rất dễ xảy ra hậu quả xấu”, thầy Hòa nói.
Hiện nay, hầu như mỗi lớp ở các trường THCS, THPT đều lập một nhóm riêng trên mạng xã hội. Bên cạnh những hiệu quả tích cực như thông tin cho nhau những hoạt động của lớp, chia sẻ việc học, các nhóm trên mạng cũng trở thành chỗ để học sinh đàm tiếu, bàn luận hoặc xúc phạm nhau.
Nếu trước đây hình thức bạo hành là học sinh tập hợp thành nhóm tẩy chay một đối tượng nào đó, thì bây giờ các em lại “khủng bố” bạn không thích bằng việc gọi điện, nhắn tin, thậm chí công khai thóa mạ trên mạng xã hội.
Vừa qua, một nhóm giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục của ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) và ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) tiến hành khảo sát thực trạng này trên địa bàn Đà Nẵng. Nghiên cứu được thực hiện trên 500 học sinh tại 2 trường THPT (gồm một trường công lập và một trường dân lập).
Kết quả, 19,3% học sinh là thủ phạm của việc bắt nạt, xúc phạm nhau bằng các hình thức trực tuyến (thông qua tin nhắn, hình ảnh hoặc video, các thiết bị điện tử...) và 16,7% học sinh từng là nạn nhân của hình thức này.
Theo khảo sát, đối với hình thức bắt nạt bằng lời trên mạng, các hành vi phổ biến nhất là chia sẻ thông tin để làm trò đùa, làm người khác xấu hổ trên mạng, viết những bình luận khiêu khích xúc phạm, sử dụng những biểu tượng trên mạng để khiêu khích, làm phiền...
“Ở lứa tuổi học sinh THPT, nhiều em vẫn chưa ý thức được việc tự ý đăng tải hình ảnh, video của người khác khi chưa có sự đồng ý hay sử dụng Internet như một công cụ vì mục đích cá nhân là hành vi ảnh hưởng đến người khác nên các hành vi này chiếm tỷ lệ khá cao trong kết quả khảo sát.
Trong khi đó, những hành động này có thể gây khó chịu cho người khác, thậm chí xâm phạm đến quyền riêng tư của họ và cũng được xem là một hình thức bắt nạt trên mạng”, cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục, ĐH Sư phạm, thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Từ kết quả nghiên cứu về tỷ lệ học sinh bắt nạt và bị bắt nạt trên mạng ở học sinh THPT trên địa bàn Đà Nẵng của cô Nguyễn Thị Bích Hạnh và cộng sự, có thể thấy hiện tượng bắt nạt trực tuyến là thực trạng đáng báo động và cần được quan tâm.
Các hành vi bắt nạt phổ biến mang tính chất khá nghiêm trọng. Học sinh nam có xu hướng nhiều hơn trong việc trở thành thủ phạm của hoạt động này. Bên cạnh đó, những học sinh càng có xu hướng đi bắt nạt người khác càng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân.
Kết quả phân tích cũng cho thấy thời gian các em lên mạng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc các em bị bắt nạt hoặc đi bắt nạt người khác.
“Cần tập trung vào việc quản lý thời gian, mức độ và cách thức sử dụng Internet của các em; đồng thời tập trung vào học sinh nam nhiều hơn vì đây là nhóm đối tượng có xu hướng có hành vi bắt nạt trực tuyến cao hơn”, cô Hạnh cho biết.
Theo bà Trương Thị Như Hoa, giám đốc Trung tâm Công tác xã hội thành phố, các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý đối với các trang mạng xã hội, dịch vụ Internet và có hình thức phạt cụ thể có tính chất răn đe với những trường hợp bạo hành tinh thần qua mạng.
Nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, tạo nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em không mất nhiều thời gian trên mạng, chú trọng hơn nữa việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp các em vượt qua áp lực trong cuộc sống.

Bình luận

Most Popular