Tin tức hot trong ngày - Tri thức trực tuyến

M

Bầu Đức đưa trực thăng giải cứu 24 công nhân mắc kẹt ở Lào

Trong lúc làm việc trên nông trường ở tỉnh Attapeu, hàng chục công nhân Hoàng Anh Gia Lai đã bị cô lập khi đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy vỡ.

Tối 24/7, trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết, sự cố vỡ đập thủy điện ở tỉnh Attapeu (Lào) khiến một số khu vực của công ty bị chia cắt, không có đường ra. 
"24 công nhân của công ty đang làm việc ở nông trường bị mắc kẹt. Sáng mai HAGL sẽ điều trực thăng vào rốn lũ để cứu họ", ông Đức cho biết.
Tỉnh Attapeu là nơi HAGL đầu tư hàng chục nghìn hecta cao su và sân bay 800 tỷ đồng. Theo ông Đức, thời gian tới, tập đoàn cũng sẽ lên phương án phối hợp cùng cơ quan chức năng nước bạn Lào tham gia cứu hộ khi có yêu cầu.
Nhiều nơi ở Lào vẫn đang bị cô lập. Ảnh: ABC Laos News
Nhiều nơi ở Lào vẫn đang bị cô lập. Ảnh: ABC Laos News
Khoảng 20h ngày 23/7, đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy bị vỡ được cho đã làm hơn 5 tỷ mét khối nước đổ xuống hạ lưu. 
Văn Phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết sự việc khiến 70 người chết, hơn 200 người mất tích, nhiều tài sản bị nước cuốn trôi. Nhà chức trách Lào đã huy động hơn 200 người trong đó có một trung đoàn và một sư đoàn tham gia cứu nạn.
Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã thông báo Quân khu 5, Quân đoàn 3, Quân chủng Phòng không - Không quân và Binh đoàn 18 sẵn sàng lực lượng, phương tiện giúp nước bạn theo lệnh của của Bộ khi được yêu cầu.
Video Player is loading.
0:03
/
1:15
Loaded: 0%
Progress: 0%
Hình ảnh tan hoang sau vỡ đập ở Lào. 
Trước sự cố trên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện thăm hỏi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. 
Đại sứ quán Việt Nam tại Lào cho hay các cán bộ lãnh sự quán tại tỉnh Champasak đã có mặt ở huyện Sanamxay. Lực lượng cứu hộ Lào đang nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ các nạn nhân, nhưng chưa ghi nhận nạn nhân nào là công dân Việt Nam hay người nước ngoài khác.
Dự án do công ty PNPC của Lào thi công, gồm ba con đập nằm trên các nhánh của sông Mekong. Công trình có tổng kinh phí 1,02 tỷ USD, được khởi công từ tháng 2/2013 và dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay. Nhà máy thủy điện mới sẽ có sản lượng 410 megawatt, trong đó 90% điện sẽ được xuất khẩu cho Thái Lan, phần còn lại hòa vào lưới điện địa phương.

Hà Nội cứ mưa lại ngập, nguyên nhân vì đâu?

Câu chuyện nguyên nhân gây ngập úng ở Hà Nội là chủ đề được phân tích trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 23/7.

Mỗi khi mưa, Hà Nội lại ngập nước, càng ở những khu vực mới càng bị ngập nặng. Những con đường mới mở, những khu mới quy hoạch lại thành sông, hồ chỉ sau vài cơn mưa. Ngành thoát nước dù đã nỗ lực nhưng tình trạng ngập lụt vẫn diễn ra. Tại sao lại có hiện tượng này?
Chia sẻ về câu hỏi này, ông Lê Vũ Quảng Sương - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thoát nước Hà Nội, cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ngập úng thường xuyên xảy ra ở Hà Nội, đặc biệt ở khu vực phía Tây thủ đô.
"Trên địa bản thành phố Hà Nội, với hiện trạng hệ thống thoát nước như hiện nay, theo dự báo thời tiết, công ty thoát nước Hà Nội đều có phương án thoát nước mùa mưa, trong kế hoạch này đều có dự báo khu vực chống ngập để báo cáo UBND thành phố, các sở chuyên môn, do vậy, với mỗi lượng mưa cũng có thể dự kiến tình trạng úng ngập", ông Lê Vũ Quảng Sương cho biết.
"Khu vực trung tâm Hà Nội theo Quy hoạch thoát nước tổng thể thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 220km2, bao gồm lưu vực Tô Lịch, Tả Nhuệ, Hữu Nhuệ và Long Biên. Về thực hiện, hiện chúng ta mới hoàn thiện dự án thoát nước đầy đủ với lưu vực Tô Lịch còn lại các lưu vực khác vẫn trong quá trình nghiên cứu đầu tư. Nguyên nhân tiếp theo là do tốc độ đô thị hoá còn nhiều bất cập. Đánh giá việc úng ngập ở khu vự phía Tây, chúng tôi khẳng định hệ thống thoát nước là hệ thống đồng bộ và xuyên suốt từ nguồn thu đến điểm xả, do vậy, không phải một chủ đầu tư hay cá nhân có thể có khả năng giải quyết cục bộ ở khu vực của mình. Tuy nhiên, với khu vực Lê Trọng Tấn giao cắt với Đại lộ Thăng Long, ở đây có quy hoạch của khu đô thị, nhưng mức độ úng ngập ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào mực nước sông Nhuệ, tiêu tự chảy", ông Lê Vũ Quảng Sương nói tiếp.
Đối với việc ứng trực của cán bộ công ty thoát nước, ông Lê Vũ Quảng Sương cho biết, ngay từ khi có những dự báo của khí tượng thuỷ văn, đơn vị này đã có chỉ đạo từ lãnh đạo thành phố Hà Nội, lực lượng cán bộ luôn được triển khai trên các địa bàn được giao. 

Tin mới thời tiết 13/7: Cuối tuần miền Bắc có mưa lớn, thời tiết mát mẻ

Hiện dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Bắc Trung Bộ đang hoạt động mạnh, từ đêm nay, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Dự báo do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với áp cao cận nhiệt đới đang lấn mạnh về phía Tây nên từ hôm nay (13/7), ở khu vực ven biển Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, từ chiều và đêm sẽ có mưa vừa, mưa to; trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.
tin moi thoi tiet 13/7: cuoi tuan mien bac co mua lon, thoi tiet mat me - 1

Từ nay 13/7 đến hết ngày 17/7, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu vực Nam Đồng Bằng Bắc Bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An sẽ có mưa rất to.
Thời tiết khu vực Hà Nội từ chiều và đêm nay đến ngày 17/7 có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Trong hôm nay, nhiệt độ cao nhất các tỉnh thành khắp cả nước duy trì mức 33 - 34 độ C.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đang hoạt động mạnh nên trong 2-3 ngày tới tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông nhiều nơi (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm); trong cơn dông có khả năng rất cao xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh.
Trên biển, ngày và đêm nay (13/7), vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ; khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan tiếp tục có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2-4m; biển động mạnh.

Dự báo thời tiết 5/7: Miền Bắc sắp đón mưa giải nhiệt

Trong hôm nay và ngày mai, nắng nóng tại miền Bắc không tăng thêm nhưng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, phải tới thứ 7, những cơn mưa mới bắt đầu xuất hiện.
So với mức nắng nóng lịch sử 42,5 độ năm ngoái, mức nhiệt mùa hè năm nay có thấp hơn nhưng khoảng thời gian nắng nóng kéo dài hơn, đến hôm nay đã bước sang ngày thứ 8. Kèm theo đó hiệu ứng phơn hoạt động rất mạnh nên độ ẩm không khí luôn thấp dưới 40% khiến cái nóng tại Bắc Bộ và Trung Bộ càng thêm bỏng rát.
Thời điểm lúc 13h chiều qua, khắp từ Sơn La, Hoà Bình sang Đông Bắc Bộ và mở rộng từ Thanh Hoá, Thừa -Thiên Huế có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt phổ biến 38-40 độ, có nơi trên 40 độ như: Chi Nê (Hòa Bình) 40,3 độ, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) và Hà Nam 40,5 độ, Nho Quan (Ninh Bình) 41 độ, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 41,5 độ, Tây Hiếu (Nghệ An) 40,5 độ...
Dự báo thời tiết 5/7: Miền Bắc sắp đón mưa giải nhiệt
Từ thứ 7 miền Bắc chuyển mưa dông, nắng nóng hạ nhiệt dần

Hà Nội cũng ở mốc 40 độ ban ngày, khoảng thời gian có nhiệt độ trên 35 độ kéo dài suốt từ 10h sáng đến 22h đêm, đây là điều ít khi xảy ra tại Hà Nội. Thậm chí thời điểm 22h đêm qua, mức nhiệt tại thủ đô vẫn ở mức 36,2 độ C.
Trong hôm nay và ngày mai, dự báo nắng nóng ở 2 khu vực nói trên không tăng thêm nhưng chưa có dấu hiệu giảm bớt khi hiệu ứng phơn và áp thấp phía Tây còn hoạt động mạnh. Mức nhiệt cao nhất trong ngày ở mức 38-40 độ, một số nơi ở Thanh Hoá – Nghệ An còn vượt 40 độ, Hà Nội cao nhất trong ngày 38-39 độ C.

Chấm dứt đợt nắng nóng, miền bắc sẽ đón cơn mưa vào ngày 7/7

Đợt nóng như thiêu như đốt sẽ kết thúc khi mưa giông bao trùm miền Bắc vào ngày 7/7 tới. Hiện tại, nhiệt độ miền Bắc dao động khoảng 36-39 độ, có nơi trên 40 độ.
Nhậu có bữa thôi mà dũng khí đã lớn đến vậy Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, đợt nắng nóng kỉ lục tại khu vực phía Bắc có khả năng kéo dài đến hết ngày 6/7 và sẽ chấm dứt bởi một đợt mưa dông bao phủ toàn miền Bắc vào rạng sáng ngày 7/7.

Sau cơn mưa, nhiệt độ các tỉnh, thành đồng loạt giảm, riêng khu vực Trung Bộ nắng nóng kết thúc muộn hơn khoảng 1-2 ngày.
Ảnh minh họa. Ảnh MT&CS.
Do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất ngày mai (4/7) phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 39 độ.
Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ xảy ra nắng nóng gay gắt, nền nhiệt cao nhất trong ngày phổ biến 38-40 độ, có nơi trên 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.
Trong đợt nắng nóng kéo dài này, nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) phổ biến 37-40 độ; nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh Trung Bộ phổ biến 38-40 độ, có nơi trên 40 độ.
Khu vực Hà Nội: Nắng nóng đặc biệt gay gắt tiếp tục xảy ra trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất ngày mai phổ biến 38-40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.
Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cũng đưa ra cảnh báo người dân cần hạn chế tham gia giao thông, lao động ngoài trời vào thời điểm từ 11 giờ đến 17 giờ hàng ngày đồng thời cần bổ sung đủ nước uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cấp độ rủi ro thiên tai do đợt nắng nóng này gây ra ở cấp 1-2.

Dự báo thời tiết: Nắng nóng khốc liệt ở Hà Nội đạt đỉnh, vượt 40 độ C vào ngày mai

Dự báo, nhiệt độ ngày mai, 4-7, tại các tỉnh Bắc bộ, trong  đó có Thủ đô Hà Nội sẽ vượt ngưỡng 40 độ C.
Nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở khu vực Bắc bộ và các tỉnh Trung bộ với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến khoảng 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C như: Chi Nê (Hòa Bình) 39,4 độ C, Vĩnh Yên(Vĩnh Phúc) 40,0 độ C, Hà Đông (Hà Nội) 39,7 độ C, Hưng Yên và Nam Định  39,5 độ C, Hà Nam và Ninh Bình 39,6 độ C, Nho Quan (Ninh Bình) 40,3 độ C, Thanh Hóa 40 độ C, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 39,8  độ C, Tây Hiếu (Nghệ An) 40,2 độ 
ảnh 1
Do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Bắc bộ. Nhiệt độ cao nhất ngày hôm nay 3-7 phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C.
 Khu vực đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Trung bộ xảy ra nắng nóng gay gắt, nền nhiệt cao nhất trong ngày phổ biến 38-40 độ C, có nơi trên 40 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-18 giờ.  
Dự báo, nắng nóng gay gắt diện rộng ở các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ còn kéo dài đến ngày 6-7. Trong đợt nắng nóng kéo dài này, nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ (trong đó có Hà Nội) phổ biến 37-40 độ C; nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh Trung bộ phổ biến 38-40 độ C, có nơi trên 40 độ C.
Riêng khu vực Hà Nội, nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất ngày hôm nay phổ biến 38-40 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-18 giờ. Ngày mai, 4-7, nắng nóng tại các tỉnh Bắc bộ sẽ đạt đỉnh trong đợt nắng nóng kéo dài này, nền nhiệt dự kiến vượt 40 độ C

Từ hôm nay (29/6), Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

Từ ngày hôm nay (29/6) nắng nóng xuất hiện trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ tại Hà Nội.

Hiện nay (29/6), vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục mở rộng về phía Đông Nam, gió phơn Tây Nam hình thành và hoạt động trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ.
Dự báo: Do ảnh hưởng của rìa phía Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên từ ngày hôm nay (29/6), nắng nóng xuất hiện trên diện rộng ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, khu vực phía Đông Bắc Bộ, các tỉnh Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-16 giờ.  
Khu vực Hà Nội: Từ ngày hôm nay (29/6) nắng nóng xuất hiện trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-16 giờ.
Cảnh báo: Trong 3-5 ngày tới, nắng nóng gay gắt có xu hướng gia tăng ở khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ. Trong đợt nắng nóng kéo dài này, nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) phổ biến 37-39 độ; nhiệt độ cao nhất ở các tỉnh Trung Bộ phổ biến 38-40 độ.
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.

Miền Trung bước vào đợt nắng nóng mạnh nhất kể từ đầu năm

Dự báo từ ngày 29/6, miền Trung sẽ bước vào đợt nắng nóng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.

Ngày 29/6, nắng nóng tập trung ở khu vực Thanh Hóa - Quảng Ngãi, nền nhiệt phổ biến từ 35 - 37oC. Sang 3 - 5 ngày tới, vùng nóng mở rộng ra toàn miền, nhiệt độ cao nhất có thể tăng lên tới 38 - 40oC, trời nắng như đổ lửa. Thời gian nóng nhất trong ngày sẽ là từ 12h - 16h.
Với diễn biến thời tiết khá bất lợi, người dân miền Trung trong ngày 29/6 và hai ngày tới sẽ phải đặc biệt chú ý bảo vệ sức khỏe. Tại tỉnh Hà Tĩnh, ngày 29/6 nhiệt độ cao nhất là khoảng 36oC, ngày 30/6 và 1/7 sẽ lên ngưỡng nắng nóng gay gắt 37 - 38oC.
Nằm ở cuối miền Trung, tỉnh Bình Thuận là nơi ít chịu tác động của gió foehn nhất, ngày 29 - 30/6 nhiệt độ không quá cao, đạt 33 - 34oC. Vào ngày 1/7 trời nắng mạnh và nóng, nhiệt độ tăng thêm 2oC, lên 36oC.
Ở Tây Nguyên, thời gian nắng tập trung từ sáng đến đầu giờ chiều, nhiệt độ cao nhất tại các thành phố như Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột là 29 - 33oC. Về chiều tối, mây dông sẽ phát triển và gây mưa rào rải rác. Trong cơn dông có thể xuất hiện cả tố, lốc, gió giật mạnh.
Dự báo kiểu thời tiết ngày nắng, chiều tối có mưa sẽ tiếp diễn ở tỉnh Đăk Lăk trong cả ngày 29/6 và hai ngày tới. Từ sáng đến trưa, dù trời nắng nhiệt độ ở đây luôn trong khoảng vừa phải, cao nhất trong cả ba ngày đều không quá 32oC.

Tuy nhiên, tiến độ khôi phục cấp điện còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết và đường giao thông, nhất là trong điều kiện nhiều tuyến đường vẫn còn đang bị sạt lở, chia cắt, ngập lụt như hiện nay. Ngày 27/6, Tuyên Quang khôi phục cấp điện trở lại cho 2 trạm biến áp bị ảnh hưởng. Các tỉnh Lai Châu, Hà Giang và Điện Biên, dự kiến đến ngày 30/6 sẽ cấp điện trở lại cho các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Rạng sáng nay (27/6), nhà của 24 hộ dân ở bản Sáng Tùng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã bị vùi lấp toàn bộ do sạt lở đất đá.

Mưa lũ đã tạm thời chấm dứt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng những tổn thất mà bà con đang phải đối mặt là rất lớn. Đáng nói, nguy cơ sạt lở vẫn đang rình rập đe dọa sự an toàn của người dân.
Rạng sáng nay (27/6), nhà của 24 hộ dân ở bản Sáng Tùng, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã bị đất đá sạt lở vùi lấp toàn bộ. Do được cảnh báo từ trước nên may mắn không xảy ra thêm thiệt hại về người. Các hộ dân hiện đang được tiếp tế mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm tạm thời.
Sạt lở đất đá do mưa lũ tại Lai Châu, 24 hộ dân bị vùi lấp - Ảnh 1.
Nhiều nhà dân ngập trong nước lũ.
Cho đến nay, toàn tỉnh Lai Châu đã có 16 thiệt mạng, 9 người mất tích và 11 người bị thương. Việc tìm kiếm cứu hộ người mất tích vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Thiệt hại về cơ sở vật chất và hạ tầng đến thời điểm này lên đến trên 314 tỷ đồng. Hiện các tuyến đường liên xã, liên bản về cơ bản đã được thông tuyến đảm bảo giao thông đi lại. Tuy nhiên các tuyến quốc lộ đi Sìn Hồ, Mường Tè, Điện Biên vẫn đang bị tê liệt.
Riêng tại điểm sạt lở lớn xảy ra vào chiều qua (26/6) trên địa bàn xã Pa Tần, do khối đất đá sạt lở lên đến hàng nghìn mét khối, cuốn xuống vực sâu hàng trăm mét nên công tác khắc phục vẫn đang rất khó khăn.

Dự báo thời tiết tuần này: Miền Bắc nắng nóng diện rộng từ 20/6

Dự báo thời tiết trong tuần này (18/6 - 24/6), khu vực miền Bắc có thể xảy ra nắng nóng diện rộng trong các ngày 20-24/6.

Dự báo trong tuần này, mưa dông tiếp nối ở cả miền Bắc và miền Nam về chiều tối và đêm.
Ở miền Bắc, ngoài lưu ý mưa dông kèm sấm sét vào chiều tối, trong tuần này trời khá nắng vào ban ngày. Thậm chí trong các ngày 20-24/6, còn xảy ra nắng nóng diện rộng. Nhiệt độ cao nhất trong khoảng 35-38oC.
Ở miền Trung, nắng nóng cả tuần liên tục với nhiệt độ trong khoảng 36-38oc, có nơi lên đến 39oC.
Tây Nguyên và Nam Bộ: Trước khi chuyển mưa vào chiều tối, trong buổi sáng và trưa, nắng vừa phải, nhiệt độ hầu hết dưới 34oC.

Bình luận

Most Popular