Tin tức hot trong ngày - Tri thức trực tuyến

M

Tiếp sức mùa thi, nam sinh trường Đại học Xây dựng bị chết do đuối nước- tai nạn thương tâm



Ngày 27/6, lãnh đạo UBND xã Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội xác nhận trên địa bàn xảy ra vụ đuối nước thương tâm tại một mương nước. Nạn nhân là 1 sinh viên tình nguyện tham gia tiếp sức mùa thi 2018 trên địa bàn.
Hà Nội: Nam sinh trường Đại học xây dựng bị đuối nước khi đi tiếp sức mùa thi - Ảnh 1.
Theo đó, chiều 24/6 vừa qua, sau ngày thi đầu tiên một nhóm thanh niên tình nguyện đã ra một mương nước trên địa bàn xã tắm táp để nghỉ ngơi. Trong quá trình tắm mương em Nguyễn Văn Đức (sinh viên năm thứ nhất khoa Xây dựng dân dụng, ĐH Xây dựng) quê Nam Trực, Nam Định đã bị đuối nước dẫn đến tử vong.
Được biết nhóm tình nguyện của Đức gồm 20 bạn đã tình nguyện về huyện Phúc Thọ tham gia tiếp sức mùa thi với các hoạt động thiện nguyện tình nguyện hướng dẫn, đưa đón thí sinh tới các địa điểm thi. 
Bản thân Đức theo đánh giá của các bạn là người học giỏi, hiền lành, dễ mến, nhiệt tình trong các hoạt động xã hội. Nguyễn Văn Đức là con trai duy nhất, trong nhà có 1 em gái, gia đình thuần nông ở một xã nghèo.
Hiện gia đình và nhà trường đang tiến hành lo hậu sự cho em nạn nhân.

Báo động bạo lực học đường... kiểu mới

Không “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, bạo lực học đường giờ đây xuất hiện dưới hình thức xúc phạm, lăng mạ trên mạng xã hội gây tổn thương cho học sinh đang độ tuổi nhạy cảm.
Em K.D. (học sinh lớp 11 một trường THPT trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) được bạn chụp hình rồi đưa lên mạng xã hội để bông đùa. Ban đầu chỉ là những lời trêu chọc, bình phẩm cho vui, sau dần biến thành những lời nói xấu, thóa mạ nhau trên facebook.
Chán nản, xấu hổ, D. xin nghỉ học và tránh mặt bạn bè. Từ một cô bé xinh xắn, vui đùa hiếu động, em trở thành người lầm lì ít nói, học hành sa sút. Thầy cô và gia đình đã đưa em đến bác sĩ tâm lý để giúp em vượt qua khó khăn.
Bao dong bao luc hoc duong... kieu moi hinh anh 1
Mạng xã hội có nhiều tiện ích nhưng sẽ gây ra nhiều hệ lụy nếu sử dụng với mục đích không tốt. Ảnh: Báo Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Đình Hòa, giáo viên Văn, trường THPT Trần Phú, cho biết, thầy từng chủ nhiệm nhiều lứa học trò và gặp nhiều trường hợp như thế. Đơn cử cách đây vài năm, lớp thầy chủ nhiệm có hai học sinh mới chuyển từ lớp khác sang.
Trong hai học sinh ấy, một em học rất khá và thường phát biểu bài cũng như tích cực xung phong trong mọi hoạt động. Cũng vì thế, em bị các bạn trong lớp... ghét, dèm pha, nói là “chơi nổi”, “chơi trội”.
Từ những câu nói móc máy ngoài đời đến những bình luận cạnh khóe trên Facebook khiến em cứ cúi mặt ủ rũ không dám chơi với bạn và có biểu hiện trầm cảm.
Thầy Hòa phải động viên em này rất nhiều, đồng thời nói chuyện với học sinh trong lớp để tìm hiểu vấn đề nhằm khuyên răn và kết nối các em hiểu nhau hơn.
“Nếu đánh nhau thì dễ phát hiện hành vi bạo lực và có thể được ngăn chặn kịp thời. Còn bạo lực thông qua việc trêu chọc, lăng mạ thì nguy hiểm hơn nhiều bởi nó ngấm ngầm, ảnh hưởng nặng nề về tinh thần và khó phát hiện ngay được. Nếu không có sự can thiệp kịp thời từ phía gia đình, nhà trường thì rất dễ xảy ra hậu quả xấu”, thầy Hòa nói.
Hiện nay, hầu như mỗi lớp ở các trường THCS, THPT đều lập một nhóm riêng trên mạng xã hội. Bên cạnh những hiệu quả tích cực như thông tin cho nhau những hoạt động của lớp, chia sẻ việc học, các nhóm trên mạng cũng trở thành chỗ để học sinh đàm tiếu, bàn luận hoặc xúc phạm nhau.
Nếu trước đây hình thức bạo hành là học sinh tập hợp thành nhóm tẩy chay một đối tượng nào đó, thì bây giờ các em lại “khủng bố” bạn không thích bằng việc gọi điện, nhắn tin, thậm chí công khai thóa mạ trên mạng xã hội.
Vừa qua, một nhóm giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục của ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) và ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) tiến hành khảo sát thực trạng này trên địa bàn Đà Nẵng. Nghiên cứu được thực hiện trên 500 học sinh tại 2 trường THPT (gồm một trường công lập và một trường dân lập).
Kết quả, 19,3% học sinh là thủ phạm của việc bắt nạt, xúc phạm nhau bằng các hình thức trực tuyến (thông qua tin nhắn, hình ảnh hoặc video, các thiết bị điện tử...) và 16,7% học sinh từng là nạn nhân của hình thức này.
Theo khảo sát, đối với hình thức bắt nạt bằng lời trên mạng, các hành vi phổ biến nhất là chia sẻ thông tin để làm trò đùa, làm người khác xấu hổ trên mạng, viết những bình luận khiêu khích xúc phạm, sử dụng những biểu tượng trên mạng để khiêu khích, làm phiền...
“Ở lứa tuổi học sinh THPT, nhiều em vẫn chưa ý thức được việc tự ý đăng tải hình ảnh, video của người khác khi chưa có sự đồng ý hay sử dụng Internet như một công cụ vì mục đích cá nhân là hành vi ảnh hưởng đến người khác nên các hành vi này chiếm tỷ lệ khá cao trong kết quả khảo sát.
Trong khi đó, những hành động này có thể gây khó chịu cho người khác, thậm chí xâm phạm đến quyền riêng tư của họ và cũng được xem là một hình thức bắt nạt trên mạng”, cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục, ĐH Sư phạm, thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Từ kết quả nghiên cứu về tỷ lệ học sinh bắt nạt và bị bắt nạt trên mạng ở học sinh THPT trên địa bàn Đà Nẵng của cô Nguyễn Thị Bích Hạnh và cộng sự, có thể thấy hiện tượng bắt nạt trực tuyến là thực trạng đáng báo động và cần được quan tâm.
Các hành vi bắt nạt phổ biến mang tính chất khá nghiêm trọng. Học sinh nam có xu hướng nhiều hơn trong việc trở thành thủ phạm của hoạt động này. Bên cạnh đó, những học sinh càng có xu hướng đi bắt nạt người khác càng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân.
Kết quả phân tích cũng cho thấy thời gian các em lên mạng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc các em bị bắt nạt hoặc đi bắt nạt người khác.
“Cần tập trung vào việc quản lý thời gian, mức độ và cách thức sử dụng Internet của các em; đồng thời tập trung vào học sinh nam nhiều hơn vì đây là nhóm đối tượng có xu hướng có hành vi bắt nạt trực tuyến cao hơn”, cô Hạnh cho biết.
Theo bà Trương Thị Như Hoa, giám đốc Trung tâm Công tác xã hội thành phố, các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý đối với các trang mạng xã hội, dịch vụ Internet và có hình thức phạt cụ thể có tính chất răn đe với những trường hợp bạo hành tinh thần qua mạng.
Nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, tạo nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em không mất nhiều thời gian trên mạng, chú trọng hơn nữa việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp các em vượt qua áp lực trong cuộc sống.

Khởi tố 3 phụ nữ đánh ghen lột đồ, đổ nước mắm lên nữ chủ tiệm spa

3 phụ nữ tham gia vụ đánh ghen kinh hoàng, lột đồ đổ nước mắm, bột ớt lên người một nữ chủ tiệm spa có tiếng ngay trung tâm TP Thanh Hóa đã bị khởi tố để điều tra về hành vi làm nhục người khác.

Khởi tố 3 phụ nữ đánh ghen lột đồ, đổ nước mắm lên nữ chủ tiệm spa
Chiều ngày 21/6, tin từ Công an TP Thanh Hóa cho biết cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Hoa (SN 1976, ngụ phố Bến Ngự, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá), Nguyễn Thuỳ Linh (SN 1992) và Phạm Thị Thuỳ Dung (Dung "ma ma", SN 1991), cùng ngụ phường Đông Hương, TP Thanh Hoá, để điều tra làm rõ hành vi "Làm nhục người khác".
Đây là 3 phụ nữ đã tham gia vào vụ đánh ghen kinh hoàng đối với chị L.T.G., là chủ một tiệm spa có tiếng tại TP Thanh Hóa, diễn ra vào tối ngày 12/6 vừa qua trên đường Cao Thắng, phường Lam Sơn, TP Thanh Hoá.
Theo kết quả xác minh ban đầu, công an xác định có tin nhắn qua lại giữa anh L.H.T. với chị L.T.G. (người bị đánh ghen) khiến chị N.T.L. (vợ anh T.) nghi ngờ chồng có quan hệ ngoài luồng nên đã kể với em gái là Nguyễn Thị Hoa. Sau đó, Hoa đã tới nhà chị G. nói chuyện và yêu cầu không được qua lại với anh T..
Khởi tố 3 phụ nữ đánh ghen lột đồ, đổ nước mắm lên nữ chủ tiệm spa
Chị L.T.G. bị thương ở mặt lúc điều trị tại bệnh viện

Tuy nhiên, sau sự việc trên, công ty mỹ phẩm của gia đình chị G. bị lực lượng chức năng kiểm tra và tịch thu mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, cả tiệm spa do chị G. làm chủ cũng bị kiểm tra nên chị G. nghi ngờ vợ anh T. là người báo cơ quan chức năng.
Sau khi công ty mỹ phẩm và tiệm spa của chị G. bị lực lượng kiểm tra, tịch thu mỹ phẩm thì nhà của Nguyễn Thị Hoa bất ngờ bị ném chất bẩn. Hoa nghi ngờ chị G. làm vậy để "trả thù" nên rủ thêm Nguyễn Thuỳ Linh và Phạm Thị Thuỳ Dung tìm chị G. gây ra vụ đánh đập, lột quần áo đổ nước mắm và bột ớt lên người.

14 người chết, thiệt hại tiếp tục tăng do mưa lũ ở Tây Bắc

Trong 3 tỉnh hứng lũ quét, Lai Châu thiệt hại nặng nhất cả về người và của.


Theo Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống lụt bão, đến 17h ngày 25/6, mưa lũ tại các tỉnh Tây Bắc đã làm 14 người chết (Hà Giang 3, Lai Châu 11) và 11 người mất tích.
Gần 70 ngôi nhà bị đổ, cuốn trôi, trên 1.000 nhà ngập nước và hư hỏng; 735 ha lúa, hoa màu bị hỏng. Tổng thiệt hại ước tính trên 160 tỷ đồng (Hà Giang 25 tỷ, Lai Châu 95 tỷ, Lào Cai 43 tỷ).
Lai Châu trời vẫn mưa khiến việc thông tuyến quốc lộ 4D đi Lào Cai, quốc lộ 12 không thuận lợi.
Công tác thi THPT quốc gia gặp nhiều khó khăn do đường xá chia cắt. 15 thí sinh không kịp đến thi môn Văn sáng 25/6 đã được tỉnh này xét đặc cách hoặc tổ chức thi đề phụ.
Tỉnh Hà Giang nước đã rút. Hàng nghìn bộ đội cùng người dân dọn vệ sinh, quét bùn ở trung tâm thành phố. Thành phố Hà Giang, Quản Bạ và Vị Xuyên là ba nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất ở tỉnh này với gần 1.000 nhà bị ngập, hư hỏng.
Các cửa xả thủy điện Sông Lô 2, 4 vẫn mở với lưu lượng hơn 1.000m3/s.
Sở Giáo dục Hà Giang đã bố trí cho 70 thí sinh vùng lũ thi THPT quốc gia ăn, ở miễn phí. Thí sinh được đưa đón bằng xe chuyên dụng qua điểm ngập nước.
Tỉnh Lào Cai, quốc lộ 279 đoạn qua huyện Văn Bàn tại Km140+300, đất bùn tràn mặt đường dài 20m, ôtô không lưu thông được; Km144+350 sạt lở ta luy dương và đất bùn tràn mặt đường dài 130m, rộng trung bình 7m, dày 1,5m, ước tính khối lượng 1.400m3.
Dự kiến đến ngày 26/6, quốc lộ 279 mới có thể thông trở lại.
Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, mực nước trên sông Lô sau hai ngày lên đang xuống nhanh; 7h ngày 26/6, sẽ xuống mức báo động 1 là 99m.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, từ nay đến hết 27/6, Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và giông trên diện rộng. Vùng núi và trung du mưa to, nguy cơ lũ quét tái diễn cao.

Phá hàng loạt vụ trộm cắp tài sản mùa World Cup tại TP.HCM

Chỉ trong vài ngày gần đây, Công an quận Thủ Đức, TP.HCM đã phát hiện và tạm giữ nhiều đối tượng có hành vi trộm cắp tài sản..

Đội Điều tra tổng hợp, Công an quận Thủ Đức đang tạm giữ đối tượng Hùng và Trung đều có hành vi trộm cắp tài sản. Ngày 16/6, đối tượng Trung đã lợi dụng sơ hở của chủ cửa hàng điện thoại, nhanh tay lấy trộm một chiếc Nokia và bán được 4 triệu đồng. Tuy nhiên, ngày 23/6, khi quay lại cửa hàng điện thoại này để tiếp tục trộm cắp, Trung đã bị phát hiện và bắt giữ.
Trong khi đó, đối tượng Hùng cùng nhiều đồng phạm mặc áo, mang mũ Grab, mang theo đoản chữ T bẻ khóa trộm nhiều xe máy vào ngày 20/6. Sau đó, Hùng và đồng bọn bán được 2 chiếc xe máy với giá 14 triệu đồng. Đến ngày 23/6, Hùng đã bị công an phường Hiệp Bình Phước phát hiện và bắt giữ. Tại cơ quan công an, đồng bọn của Hùng cho biết, vì túng tiền do cá độ bóng đá nên đã theo Hùng đi trộm cắp.  

Thật tàn bạo, bố đánh chết đứa con gái chỉ vì không làm bài tập về nhà



Các bác sĩ tại Bệnh viện Boulaq Ad Dakrour (thành phố Giza, Ai Cập) đã gọi cảnh sát sau khi một bé gái 5 tuổi được đưa vào bệnh viện với rất nhiều thương tích trên người, cho thấy cô bé đã bị đánh đập một cách dã man. Mặc dù các bác sĩ đã rất cố gắng cứu chữa nhưng cô bé đã tử vong sau khi nhập viện.
Hình ảnh bé gái 5 tuổi với những thương tích nghiêm trọng do cha mình đánh khiến nhiều người phẫn nộ và không cầm được nước mắt
Cảnh sát cho biết cô bé đã bị đánh đập với rất nhiều vết bầm trên khắp cơ thể, nghiêm trọng nhất là ở phần đầu và ngực. Toàn thân cô bé bị sưng phù.
Tiếng khóc và la hét của cô bé đã khiến những người hàng xóm chú ý và lập tức đưa cô bé vào bệnh viện để cứu chữa.
Cảnh sát đã tiến hành điều tra vụ việc và thẩm vấn cha của cô bé, người đã thừa nhận sử dụng một cây roi nhựa để đánh con vì cô bé không làm bài tập về nhà từ lớp mẫu giáo mà cô bé đang theo học.
Đôi chân sưng phù và bầm tím của bé gái đáng thương
Cảnh sát sau đó đã bắt giữ cha của cô bé, người khẳng định rằng vụ việc chỉ là một tai nạn và người này không hề có ý định đánh chết con gái mình.
Danh tính của cô bé và người cha tàn bạo không được tiết lộ.

Google hay Facebook phải trả tiền cho các liên kết đến nội dung tin tức?

Luật bản quyền mới sẽ được Liên minh châu Âu đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể vào tháng 7 tới.



Với việc ra đời của Internet khiến thế giới đã thay đổi nhanh chóng, một nền văn minh mới đã được thiết lập. Đó là kỷ nguyên tin học khi chỉ cần một cú click chuột là bạn có thể biết được mọi điều, không giới hạn không gian, thời gian và nhất là không mất phí.
Tuy nhiên, công nghệ thông tin cũng như con dao hai lưỡi. Ngoài sự tiện lợi thì nó cũng đã tiếp tay cho vấn đề vi phạm bản quyền. Ví dụ như một bộ phim nếu bị tung lên mạng trước khi bộ phim được trình chiếu thì lợi nhuận sẽ bị giảm đi ít nhất 20%. 
Sự tiện lợi cũng gây những nguy hiểm về vấn đề an ninh. Với một không gian mở và không biên giới, bất cứ ai ở bất cứ đâu đều cũng có thể tung thông tin sai sự thật, chỉ cần có mạng Internet trong tay.
Ngày 20/6, Ủy ban Các vấn đề pháp lý của Nghị viện Liên minh châu Âu đã đưa ra dự thảo luật bản quyền gây nhiều tranh cãi, trong đó có thể buộc nhiều nền tảng trực tuyến như Google hay Facebook phải trả tiền cho các liên kết đến nội dung tin tức. 
Theo nhà báo Lê Ngọc Sơn: "Việc vi phạm bản quyền trên nền tảng số là một vấn đề đau đầu  toàn cầu và châu Âu cũng không phải là ngoại lệ".
"Điều luật này cũng cần có sự thông qua của 28 nước thành viên EU. Dự luật này có khả năng được thông qua, mặt lợi mặt hại đều rõ ràng. Tuy nhiên với sự phản ứng của các bên bị tác động của dự luật thì việc thông qua không hề dễ dàng. Nguyên nhân của sự phản đối này là sẽ làm hình ảnh Internet thay đổi vĩnh viễn, không giống như trước nữa. Mặt khác để kiểm soát ở khâu người dùng thì các hãng công nghệ phải bỏ ra một lượng kinh phí không hề nhỏ".

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế thi

Bộ GD - ĐT đã huy động trên 4.000 cán bộ, giảng viên trong cả nước tham gia công tác thanh tra tại kỳ thi năm 2018. Thí sinh vi phạm quy chế thi sẽ bị xử lý nghiêm.

Còn 4 ngày nữa, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia sẽ chính thức diễn ra. Một trong những nội dung được đặc biệt lưu ý là vấn đề đảm bảo kỷ luật trường thi, chống gian lận thi cử.
Thí sinh bị khiển trách sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi. Thí sinh bị cảnh cáo sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi. Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50% điểm toàn bài.
Những thí sinh giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên; sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi, hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp sẽ bị hủy kết quả thi.
Đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, các cơ quan quản lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Ông Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: "Thí sinh mang điện thoại di động hay thiết bị vào phòng thi, dù sử dụng hay không sử dụng đều bị hủy kết quả thi. Đương nhiên, cán bộ coi thi không được mang các thiết bị đó vào trong trường thi. Đây là điều sẽ rút kinh nghiệm trong tất cả 63 ban chỉ đạo cũng như các điểm thi trong cả nước".  

Báo chí - Lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng

Nhiều ý kiến cho rằng, hơn 800 cơ quan báo chí chính thống và gần 20.000 nhà báo được cấp thẻ vẫn là lực lượng tiên phong dẫn dắt và chiến thắng trên mặt trận tư tưởng.

Hồ Quang Phương là phóng viên trẻ của báo Quân đội nhân dân. Hơn 10 năm trong nghề, anh có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, nhiều tác phẩm đạt giải thưởng báo chí quốc gia.
Trước thách thức của mạng xã hội với quá nhiều thông tin giả, xấu, độc, anh Phương và đồng nghiệp cũng mày mò, tiếp cận để tìm cách lan tỏa các sản phẩm báo chí chính thống của mình để đập tan các luận điệu sai trái, phản động. Với anh Phương, việc đưa các bài báo chính thống một cách trách nhiệm lên mạng xã hội để định hướng dư luận là một việc nên làm của những nhà báo chân chính.
Gần đây, nhiều cuộc hội thảo về xu thế làm báo thời công nghệ 4.0 đã được tổ chức. Tại các diễn đàn này, trước những thách thức của mạng xã hội ngày càng cấp bách, cận kề với những người làm báo chính thống; thậm chí báo chính thống đã có lúc bị mạng xã hội dẫn dắt, nhiều ý kiến vẫn cho rằng vai trò tiên phong dẫn dắt và giành chiến thắng trên mặt trận tư tưởng vẫn thuộc về các cơ quan báo chí chính thống và các nhà báo chân chính.
Báo chí - Lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - Ảnh 1.
Ông Hà Đăng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, đã viết những bài báo đầu tiên từ năm 18 tuổi. Hiện ông đã 89 tuổi nhưng trong hơn 70 năm cầm bút, những trăn trở với nghề trong nhà báo già vẫn chưa dừng lại. So với thời của ông, đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã khác nhiều. Chỉ có bản lĩnh chính trị được xây đắp bởi sự cống hiến vì sự nghiệp cách mạng của mỗi nhà báo vẫn không thay đổi.
Còn với phóng viên Hồ Quang Phương, xung kích trên mặt trận tư tưởng với nhà báo là không ngừng học tập rèn luyện. Mỗi nhà báo phải có những tác phẩm hay, đúng và trúng để dẫn dắt dư luận.
Ngoài ra, với mạng xã hội bùng nổ hiện nay, người làm báo còn phải trung thực với mình cho dù làm báo ở cơ quan hay tham gia thông tin trên mạng xã hội.

"Tôi đã không thể nhắm mắt yên tâm khi con tôi bị đánh đập dã man như vậy", Liệu phụ huynh có còn tin tưởng để con đi nhà trẻ?


15 cơ quan bảo hộ trẻ em nhưng chuyện bạo hành ở nước ta vẫn tiếp diễn. An toàn của trẻ nhiều khi phụ thuộc chủ yếu việc phụ huynh "ăn may" đặt niềm tin đúng chỗ.
“Lúc đó, tôi đang chuẩn bị cho con ăn mà muốn xỉu luôn. Hồi nào tới giờ, tôi tin tưởng, nghĩ bà ấy tốt nên cứ gửi con ở đây. Thế mà bà lấy cái can đập đầu con tôi vậy đó”, chị Nguyễn Thanh Tuyến, 39 tuổi, quê An Giang, kể lại khoảnh khắc đau thấu tâm can khi xem clip giáo viên dùng can nhựa đánh liên tiếp vào đầu con trẻ.
Giọng người phụ nữ ấy vẫn chưa nguôi nỗi uất hận khi chứng kiến cảnh người mình tin tưởng giao con lại có thể đánh đập không thương tiếc những đứa bé vô tội.
Gần đó, chị Nguyễn Thị Hồng Ánh, 37 tuổi, đứng trước cơ sở mầm non Mầm Xanh (quận 12, TP.HCM), đấm ngực tự trách bản thân tin nhầm người, khiến con bị hành hạ về thể xác và ám ảnh tinh thần.
Đau đớn, tức giận, ngày 27/11, chị Tuyến, chị Hồng Ánh cùng hàng chục phụ huynh khác bỏ dở công việc, tập trung trước "địa ngục" Mầm Xanh truy tìm bảo mẫu đã cầm cả dao đánh con họ.

Những vụ việc đau lòng

Với đồng lương bèo bọt, nhiều công nhân chọn gửi con tại cơ sở mầm non Mầm Xanh với học phí 1,2 triệu đồng/tháng. Họ đâu có ngờ đã giao con cho "ác mẫu".
“Thật đau lòng khi nhìn hình ảnh các cô liên tục dùng vật dụng như muôi, gáo nhựa, chai…, thậm chí dùng dao, uy hiếp học sinh”, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nói khi xem clip bạo hành trẻ.
Công tác lâu năm trong ngành giáo dục, chứng kiến và xử lý không biết bao nhiêu vụ bạo hành học sinh, bà Nghĩa nhận định đây là vụ bạo hành trẻ mầm non nghiêm trọng nhất trong nhà trường từ trước đến nay.
Trước đó, mới hồi tháng 3, dư luận hoang mang khi hình ảnh hai bảo mẫu ở quận Gò Vấp, TP.HCM, đánh đập, cho trẻ ăn một cách thô bạo.
Hồi tháng 2, nữ giáo viên trường mầm non Thuận Thành (Phổ Yên, Thái Nguyên) ném dép vào đầu học sinh. Cùng tháng, cô giáo trường mầm non Thanh Xuân Nam (Thanh Hóa) dùng đũa đánh tím đùi trẻ, còn hiệu trưởng một trường ở TP.HCM dốc ngược đầu, dọa ném một em qua cửa sổ.  
Những thông tin cô giáo mầm non dùng dép đánh liên tiếp vào đầu, đạp gãy xương đùi "con" hay đổ sữa vào miệng em bé, ném trẻ mầm non như thú bông… liên tiếp xuất hiện trên mạng xã hội.
Tôi thấy hành động lấy dao dí vào các em, tay thuận gì lấy đó đập lên đầu, đá, đánh vô ngực thì dã man quá. Chúng ta không thể làm ngơ trước việc này.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thanh Thu
Dư luận đau lòng, phẫn nộ và cả lo sợ những vụ việc bị phanh phui chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Ở một nơi nào đó thiếu sự giám sát của cơ quan chức năng hay tại góc khuất camera, những mầm non vô tội vẫn chịu sự tra tấn của các "ác mẫu".
Khi sự việc được đưa ra ánh sáng, giáo viên đánh trẻ bị đình chỉ hoặc buộc thôi việc, cơ sở trông giữ trẻ vi phạm bị giải thể. Nhưng tất cả chỉ giải quyết phần ngọn và là câu trả lời muộn màng với những nạn nhân và gia đình. Những vụ việc mới, đau lòng hơn, lại vẫn xuất hiện khiến người ta day dứt. 
“Tôi thực sự rất đau lòng và phẫn nộ trước phẩm chất đạo đức của một số giáo viên mầm non xuống cấp nghiêm trọng. Cũng là phụ nữ, lẽ ra họ phải yêu thương trẻ như con mình. Nhưng họ lại hành hạ các em ở độ tuổi non nớt một cách dã man”, bà Ninh Thị Hồng, Ủy viên Thường vụ thường trực Hội Bảo vệ Quyền trẻ em, từng bức xúc nói như vậy.
Kết quả hình ảnh cho bạo hành trẻ em

Người bảo hộ ở đâu khi trẻ bị đánh đập?

Không chỉ tại trường mầm non, trẻ em đang đối mặt nguy cơ bị bạo hành ngay tại chính gia đình mình. Trong một tuần, dư luận rúng động bởi những vụ hành hạ tàn bạo, từ chuyện bảo mẫu ở Hà Nam tung em bé hơn một tháng tuổi đến bé gái ở Kiên Giang bị người thân dùng sắt nóng ấn vào mặt và tay.
Luật Trẻ em 2016 quy định 15 cơ quan, có trách nhiệm bảo vệ trẻ em nhưng đáng tiếc là các vụ việc buồn cứ tiếp diễn tháng này qua năm khác. Nhiều người có cái nhìn tiêu cực nhận định an toàn của trẻ tại trường phụ thuộc hoàn toàn lương tâm, trách nhiệm của giáo viên. Đáng tiếc, ở nhiều trường hợp, lương tâm không bằng... "lương tháng".
"Có lẽ, bạo hành học sinh đã trở thành 'phong cách giáo dục' của bộ phận giáo viên mầm non suốt nhiều năm liền, khi họ thấy đồng nghiệp đánh trẻ mà không bị trừng trị, răn đe nên làm theo", TS Vũ Thu Hương - khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội - nêu quan điểm.
Nữ tiến sĩ kể chính bà từng bị cô giáo dùng chổi tre để vệ sinh cá nhân và bị đánh đến mức phải nhập viện điều trị. "Một lần tè dầm và bố mẹ tới đón muộn, tôi bị cô giáo cho đứng ngoài cửa lớp suốt 2 tiếng. Nhìn quãng đường tối tăm, chỉ có xe cộ đi lại, tôi òa khóc", bà Hương kể lại.
Bao hanh tre em: Sao con toi bi danh dap da man mai vay? hinh anh 2
Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học cho rằng tại các nhóm trông giữ trẻ với chi phí thấp, việc giáo viên đánh trẻ dễ xảy ra. Có những cô giáo còn lớn tiếng nói: “Bố mẹ cháu làm công nhân, còn đánh con bùm bụp, vì vậy cô giáo có đánh hay không cũng không quan trọng”.
Nhận thức yếu kém đó cùng với việc buông lỏng quản lý, dù có đến 15 cơ quan bảo hộ trẻ em, tình trạng bạo hành vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Để rồi, không ít người đau xót thốt lên câu hỏi người bảo hộ ở đâu khi các em bị đánh đập tàn nhẫn? Sao con tôi bị bạo hành dã man mãi vậy? Những tâm hồn thơ ngây ấy sẽ ra sao khi hành động dã man của những cô giáo không như mẹ hiền hằn sâu trong ký ức? 
“Chúng tôi muốn những người từng gây ra tội ác cho con mình phải đền tội. Không thể để họ ung dung ngoài vòng pháp luật rồi lại gây hại cho bao nhiêu con người khác. Những cú đánh, đấm, đá của họ như những nhát dao đâm xuyên vào tim chúng tôi. Cần phải trừng trị thật nghiêm khắc”, ông Tuấn, 57 tuổi, nhấn mạnh khi nói về việc bảo mẫu lớp mầm non Mầm Xanh bạo hành trẻ.

Cần tăng hình phạt với tội hành hạ trẻ em

Luật sư Lại Văn Doãn, Đoàn Luật sư Hà Nội, thông tin tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo đó, hành vi hành hạ trẻ em có thể bị phạt đến 3 năm tù giam.
Trường hợp gây thương tích cho người bị hành hạ mà đủ yếu tố cấu thành tội, người thực hiện hành vi còn phải chịu trách nhiệm hình sự về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, được quy định tại Điều 104, Bộ luật Hình sự.
Thật đau lòng khi nhìn hình ảnh các cô liên tục dùng vật dụng như muôi, gáo nhựa, chai, thậm chí dùng dao, uy hiếp học sinh. Đây là vụ bạo hành trẻ mầm non nghiêm trọng nhất trong nhà trường từ trước đến nay”.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa
Luật sư này cho rằng ông "thấy rùng mình, sởn gai ốc" trước sự tha hóa đạo đức của một số người trong xã hội.
“Những mầm non tương lai của đất nước phải chịu bạo hành đến bao giờ và hậu họa khi những đứa trẻ mang trong mình vết thương từ nhỏ sẽ ảnh hưởng, tác động tới xã hội ra sao khi chúng trưởng thành?”, ông Doãn đặt câu hỏi.
Theo ông, nguyên nhân thực sự nằm ở yếu kém của cơ quan chức năng khi để những người không có nghiệp vụ sư phạm làm bảo mẫu, giáo viên. Nhận thức pháp luật kém cũng gián tiếp gây ra những vụ việc đau lòng. 
Để hạn chế những chuyện thương tâm, ông Doãn đề xuất thắt chặt quản lý các cơ sở hành nghề trông giữ trẻ bằng cách tăng cường thanh, kiểm tra hậu cấp phép đối với các cơ sở mầm non. Cần thêm điều kiện cấp phép là phải có hệ thống camera giám sát, kết nối các phương tiện cá nhân của phụ huynh khi được yêu cầu.
Cùng với mở thêm trường mầm non công lập (biện pháp phát triển bền vững), cần gắn trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Không thể nói chính quyền địa phương vô can khi bạo hành trẻ diễn ra trong cơ sở trông giữ trẻ đóng trên địa bàn.
Luật sư cũng đề xuất tăng nặng hình phạt đối với loại tội này. Hành hạ trẻ em là hành vi có tác động rất nặng nề cho xã hội, ảnh hưởng nhân cách của các em và có thể làm lệch lạc quan điểm sống khi trưởng thành.

Ngân hàng MB tăng vốn điều lệ lên hơn 20 nghìn tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) sẽ tăng vốn điều lệ từ 18.155 tỷ lên 21.604 tỷ và đứng trong nhóm những ngân hàng có mức tăng vốn lớn.
Ngày 31/5/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 3994/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng MB.
Cụ thể, NHNN đã chấp thuận việc ngân hàng MB tăng vốn điều lệ từ 18.155.053.630.000 đồng lên 21.604.513.810.000 đồng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông của MB thông qua tại Nghị quyết số 05/NQ-MB-ĐHĐCĐ ngày 29/3 và Hội đồng quản trị của MB thông qua tại Nghị quyết số 10/NQ-MB-HĐQT ngày 19/4.
NHNN yêu cầu MB có trách nhiệm thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; Sau khi hoàn tất các thủ tục tăng vốn, MB có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép cho NHNN.
Theo kế hoạch tăng vốn được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, MB sẽ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2 trong năm 2017 (5% tương đương hơn 90,7 triệu cổ phiếu) và tăng vốn từ các nguồn vốn chủ sở hữu phù hợp quy định (14% tương đương hơn 254 triệu cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng).
Ngân hàng MB tăng vốn điều lệ lên hơn 20 nghìn tỷ đồng - Ảnh 1

MB được chấp thuận tăng vốn lên 21.600 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Nguồn thực hiện được lấy từ lợi nhuận sau thuế của MB năm 2017 sau khi trích lập các quỹ; các nguồn vốn chủ sở hữu. Số cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu không bị hạn chế chuyển nhượng. Dự kiến thời gian thực hiện là vào quý II- quý III/2018.
Theo kế hoạch, 1.319 tỷ đồng trong 3.449 tỷ đồng vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng để đầu tư năng lực bao gồm xây dựng trụ sở, văn phòng chi nhánh, đầu tư công nghệ và trang thiết bị khác cần thiết khác. 2.130 tỷ đồng còn lại sẽ được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông của ngân hàng, các cổ đông cũng đã thông qua phương án 1.319 tỷ đồng trong 3.449 tỷ đồng vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng để đầu tư năng lực bao gồm xây dựng trụ sở, văn phòng chi nhánh, đầu tư công nghệ và trang thiết bị cần thiết khác; 2.130 tỷ đồng còn lại sẽ được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. MB cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu cho năm 2018, trong đó, lợi nhuận trước thuế là 6.800 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2017. Tổng tài sản đến cuối năm 2018 dự kiến tăng 11%, đạt 347.600 tỷ đồng; huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng 11%, đạt 245.400 tỷ đồng; dư nợ cho vay tăng 15%, đạt 212.500 tỷ đồng và giữ tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%.
Năm 2018, MB cho biết sẽ tiếp tục triển khai chiến lược giai đoạn 2017-2021 đã đề ra, thúc đẩy nhanh 4 chuyển dịch chiến lược xây dựng ngân hàng số; củng cố quan hệ khách hàng; nâng cao năng lực quản trị rủi ro và quản lý hiệu quả hoạt động các công ty thành viên.

Hạn chế mua xe công trong năm 2019

Theo Bộ Tài chính, khi xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2019, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải triệt để tiết kiệm, hạn chế mua sắm thiết bị đắt tiền.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước lập dự toán chi thường xuyên theo đúng lĩnh vực, đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm.
Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định, hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, mở rộng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công.
Chính sách khoán xe công được áp dụng từ cuối năm 2016, đầu năm 2017 đã góp phần giảm đáng kể số lượng xe công, giảm kinh phí sử dụng, chi phí vận hành xe, số lượng nhân viên lái xe. Tuy nhiên, trong năm 2017 số xe công mua mới tăng hơn 2.000 xe, trích ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng.

Bình luận

Most Popular